Mới đât Google vừa có thông báo rằng với 1 triệu USD doanh thu đầu tiên hàng năm, các nhà phát triển sẽ được hưởng ưu đãi hoa hồng 15%, mức tăng sau đó vẫn duy trì 30%.
Sự cắt giảm nhanh chóng mặt
Vào ngày 17/3, Google đã thông báo sẽ giảm tỷ lệ hoa hồng trên cửa hàng ứng dụng toàn cầu từ ngày 1/7. Đối với doanh thu 1 triệu USD đầu tiên mà nhà phát triển kiếm được từ Google Play mỗi năm, hoa hồng sẽ giảm xuống còn 15% và vẫn áp dụng mức 30% với doanh thu trên mức này. Cùng với đó Google, Microsoft phản đối thương vụ lịch sử ngành chip.
Áp dụng App Store dưới 1 triệu USD
Trước khi Google hành động, Apple đã đưa ra quyết định tương tự vào tháng 12 năm ngoái, nhưng kế hoạch của Apple chỉ áp dụng cho các nhà phát triển có thu nhập hàng năm từ App Store dưới 1 triệu USD. Trong khi đó, ưu đãi của Google dành cho tất cả các nhà phát triển, bao gồm cả những người kiếm được hàng triệu USD, dù cho đó là một sinh viên đam mê lập trình hay một công ty công nghệ quy mô lớn.
Động thái này sẽ giúp giải quyết một số khiếu nại của nhà phát triển về hai cửa hàng ứng dụng và mức chiết khấu doanh thu. Do sự kiểm soát của Google và Apple đối với hệ điều hành, cũng như mức phí cao mà họ áp dụng cho các nhà phát triển, cả 2 cửa hàng ứng dụng hiện đang bị cơ quan quản lý xem xét kỹ lưỡng. Thu nghìn tỷ tiền thuế của các cá nhân thu nhập ‘khủng’ từ Facebook, Google. Google cho biết, họ sẽ chia sẻ thêm thông tin chi tiết trước khi thực hiện kế hoạch vào ngày 1/7.
Lời tuyên bố của Google
“Sau khi giảm hoa hồng, 99% nhà phát triển trên toàn thế giới bán các sản phẩm và dịch vụ trên các cửa hàng ứng dụng sẽ được hưởng lợi. Đây là nguồn tài chính có thể giúp họ mở rộng trong các giai đoạn phát triển quan trọng, chẳng hạn như thuê thêm kỹ sư, tăng nhân viên tiếp thị và tăng công suất máy chủ”, Sameer Samat, phó chủ tịch của Google nói.
Sự thật chứng minh
Thực tế, Google Play không phải chịu sự giám sát khắt khe như App Store (hay cửa hàng ứng dụng), vì đây chỉ là một trong nhiều cửa hàng ứng dụng dành cho thiết bị Android, nhưng nó vẫn phải đối mặt với những thách thức từ các nhà phát triển, cũng như sự giám sát của các nhà quản lý và lập pháp, vì sức ảnh hưởng của Google trên thị trường ứng dụng Android quá lớn.
Nhà phát triển trò chơi Epic Games vẫn đang theo đuổi vụ kiện Google và Apple sau khi Fortnite bị gỡ khỏi 2 cửa hàng ứng dụng hồi tháng 8 năm ngoái. Epic Games khiếu nại, dù họ cung cấp dịch vụ ngoài luồng bằng cách tải về và cài đặt thủ công, nhưng Google vẫn cố tình can thiệp và đặt họ vào tình thế bất lợi. Google Duo sẽ không còn hiện diện trên điện thoại Huawei cũng là vấn đề được bàn tán hiện nay.
Epic Games nói gì?
Đại diện của Epic Games cho biết: “Mặc dù việc giảm thuế ứng dụng của Google có thể giảm bớt một phần gánh nặng tài chính mà các nhà phát triển phải gánh chịu, nhưng về cơ bản nó không giải quyết được vấn đề. Cho dù đó là 15% hay 30% hoa hồng, thì đối với các ứng dụng được liệt kê trên cửa hàng, nhà phát triển phải sử dụng dịch vụ thanh toán trong ứng dụng của Google (tương tự App Store)“.
Mỹ vào cuộc
Google cũng đang phải đối mặt với sự giám sát từ cơ quan lập pháp đa bang của Mỹ. Trước đó tham vọng lớn của Huawei sau khi bị Google ‘cạch mặt’, Huawei sẽ sửa lý ra sao? Nhất là đề xuất mới đây của tiểu bang North Dakota khi yêu cầu các kho ứng dụng cho phép nhà phát triển sử dụng công cụ thanh toán của riêng nhằm bỏ qua các khoản phí phải trả cho Apple và Google. Hạ viện Arizona cũng đã thông qua một dự luật tương tự vào tuần trước và vẫn đang chờ Thượng viện bang thông qua.
Mức độ ảnh hưởng của việc giảm hoa hồng đối với Google
Sensor Tower, một công ty phân tích ứng dụng, mới đây đã ước tính rằng ngay cả khi Google và Apple đều hạ hoa hồng cửa hàng ứng dụng, hai công ty chỉ mất chưa đến 5% doanh thu từ nguồn này.
Đối với Apple
Ví dụ: nếu Google Play tính phí hoa hồng 15% cho các nhà phát triển có thu nhập dưới 1 triệu USD vào năm 2020, công ty sẽ mất 587 triệu USD, chiếm khoảng 5% của 11,6 tỷ USD doanh thu hàng năm (doanh thu ước tính tại Mỹ). Google, Apple xóa Parler khỏi kho ứng dụng. Trong khi đó, Apple có thể mất 595 triệu USD, chiếm 2,7% trong 21,7 tỷ USD doanh thu hàng năm của App Store.
Người chiến thắng giành lấy tất cả
Đánh giá của Sensor Tower cho thấy, ứng dụng là hoạt động kinh doanh “người chiến thắng giành lấy tất cả”. Mặc dù việc cắt giảm hoa hồng trên cửa hàng ứng dụng của Apple và Google có thể giúp nhiều nhà phát triển nhỏ, nhưng với những công ty kiếm được nhiều doanh thu, hiệu quả không mấy đáng kể.
Cả Apple và Google đều chưa công bố doanh thu chính xác trên cửa hàng ứng dụng, nhưng Apple thường xuyên thông báo trả thù lao cho các nhà phát triển, có thể được sử dụng để tính toán gần đúng quy mô doanh thu App Store. Trước đó, Apple đã công bố doanh thu kinh doanh dịch vụ trong năm tài chính 2020 là 54,76 tỷ USD, chiếm khoảng 19% tổng doanh thu. Mới đây rộ lên tin Google và Snap đầu tư mạng xã hội, Samsung ra smartphone mới trong tháng 1. Doanh thu từ App Store chỉ là một phần nhỏ trong hoạt động kinh doanh dịch vụ của Apple, bao gồm cả đăng ký, bảo hành và các sản phẩm khác.
Ông lớn YouTube
Tương tự, doanh thu của Google Play được bao gồm “các nguồn thu nhập khác” trong năm 2020 là 21,7 tỷ USD. Con số này cũng bao gồm hoạt động kinh doanh phần cứng, đăng ký YouTube và các sản phẩm và dịch vụ khác. Về hệ lụy của việc giảm mức phí hoa hồng đối với 2 cửa hàng ứng dụng, hiện Apple và Google chưa đưa ra bình luận cụ thể.
Từ mức chiết khấu 30% giảm hẳn 1 nửa
Việc trò chơi đình đám Fortnite do Epic Games phát hành trên Android nhưng không thông qua Google Play là dấu hiệu cho thấy studio này đang coi thường kho ứng dụng này hay còn do một lí do nào khác?
Có thể bạn biết rằng, Google hiện đang thu khoản phí 30% cho toàn bộ ứng dụng, bao gồm cả doanh thu có được từ mở bán và doanh thu từ các hoạt động mua hàng trong ứng dụng. Trong cái bối cảnh hiện nay của ngành công nghiệp thì đây có vẻ không phải là một điều quá hiếm gặp. Apple cũng có chính sách tương tự với việc phân phối phần mềm iOS thông qua App Store, thị trường game PC cũng tương tự với ví dụ điển hình chính là kênh phân phối Steam.
Khoản tiền vận chuyển và phân phối
Nhưng không phải cứ cái gì dễ thấy thì nhiễm nhiên là nó đúng. Thứ gì đã khiến chúng ta tin rằng việc chỉ trả cho nhà phát triển 70% doanh thu cho những công sức mà họ bỏ ra là điều chấp nhận được? Hãy cùng nhìn lại cái khoảng thời gian mà việc phân phối phần mềm chủ yếu được thực hiện offline, hoàn cảnh của các nhà phát triển còn tệ hơn nhiều. Đầu tiên bạn phải tìm một nhà phát hành, phải chấp nhận chia một phần lợi nhuận cho họ.
Sau đó bạn phải tính đến chi phí phát hành vật lí, cùng với đó là chi phí thiết kế, sản xuất bao bì sao cho thật bắt mắt. Rồi lại tới khoản tiền vận chuyển tới của hàng phân phối, chuyển tới rồi thì đôi khi lại phải tốn thêm một khoản phí cho cửa hàng phân phối để phần mềm của bạn được “lên kệ”. Và tất nhiên là những bên tham gia phát hành sản phẩm của bạn lại còn muốn được đảm bảo rằng doanh thu khi ra mắt phải càng cao càng tốt, thế là bạn phải tiếp tục tốn thêm một khoản đắt đỏ cho các chiến dịch quảng cáo.
Chỉ là một lý do?
Để rồi con số mà nhà phát triển có thể may mắn nhận được chỉ còn 20% doanh thu bán hàng. Đấy là tôi còn chưa đề cập tới việc phát hành game trên dòng máy console đâu nhé. Với khoản phí bản quyền mà nhà sản xuất máy console yêu cầu thì 10% đã là may mắn rồi.
Nhưng đó không phải là thế giới mà chúng ta đang sống ngày nay. Chúng ta hoàn toàn có thể cắt giảm nhiều loại phí được liệt kê bên trên. Bây giờ chúng ta không cần phải tranh đấu giành vị trí trên kệ bán hàng, không còn khái niệm hàng tồn kho, không cần phải trả quá nhiều cho các bên trung gian, chẳng cần một nhà phát hành nào trong khi bạn hoàn toàn có thể tự xây dựng một studio-một-thành-viên.
30% mà Google “vòi vĩnh” quá đáng?
Nhiều người sẽ so sánh và tìm ra những điểm khác biệt giữa quá khứ và hiện tại để rồi tự bảo bản thân rằng họ hoàn toàn chấp nhận thực tại. Nhưng không thể lấy lí do rằng nó tốt hơn quá khứ để lấp đi sự bất công, tôi không thể tìm ra được điều gì để giải thích cho con số 30% mà Google “vòi vĩnh” từ các nhà phát triển.
Việc bán ứng dụng thông qua Play Store sẽ giúp nhà phát triển không cần phải suy nghĩ về thanh toán và phân phối tệp tin, nhưng đây chỉ là những khoản phụ phí, nó không đáng giá với con số 30% giá trị của phần mềm. Đâu là lý do nếu đang dùng iPhone, rất có thể Google đang nợ tiền bạn. Có thể khoản phí ấy là chi phí để sản phẩm của bạn xuất hiện trên Play Store, nhưng đó cũng chẳng ăn nhằm gì so với những ứng dụng được bỏ tiền để quảng cáo trực tiếp trong Play Store, và trừ khi ứng dụng của bạn trở thành một trong những ứng dụng phổ biến còn không thì chúc ứng dụng của bạn sẽ sớm được “phát kiến” bởi người dùng nhé.
Epic Games không hợp tác với Google
Vậy thì với khoản phí mất đi, nhà phát hành thu được gì? Chúng ta sẽ cùng xem xét một ví dụ điển hình về việc đi ngược lại lẽ thường của một ứng dụng lớn: Epic Games tuyên bố sẽ phát hành Fortnite trên Android mà không hợp tác với Google.
Tôi không thể tính chính xác số lượng của lượng bình luận cho rằng Epic đang phá hoạt tính bảo mật của một nền tảng bằng việc khuyến khích người dừng cài đặt phần mềm từ những nguồn không thuộc Play Store; rằng hành động khuyến khích này không khác gì với việc mở cửa lũ để làm sụt đổ niềm tin của người dùng vào một hệ điều hành bảo mật và đáng tin cậy.
Phát triển ngành công nghiệp nhiệt điện
Người ta cứ đổ thêm dầu vào hâm nóng cái thứ nhảm nhí ấy, tôi cảm tưởng với sức nóng từ đó đủ để tôi có thể phát triển cả một ngành công nghiệp nhiệt điện có quy mô.
Vốn chẳng có cái gì gọi là an toàn hay không an toàn khi cài đặt phần mềm từ một nguồn nhất định nào cả, tất cả phần mềm đều mang sẵn trong mình một mức độ rủi ro nào đó. Bạn phải có niềm tin vào ý định của nhà phát triển, tin rằng bất kì những kẽ hở không chủ đích nào đó không thể kéo theo một thảm họa về bảo mật, đồng thời bạn cũng nên cảm thấy may mắn khi biết rằng hành trình của phần mềm đi từ nhà phát hành tới tay bạn không hề bị can thiệp hay lợi dụng bởi bất kì ai. Thành tích đáng nể của Apple khiến Google ngả mũ thán phục. Một nền tảng tốt như Android sẽ thực hiện nhiều bước để giảm thiểu rủi ro này nhưng dựa vào điều này để khẳng định rằng những giới hạn công nghệ là giải pháp hiệu quả và cần thiết là một khẳng định vô căn cứ.
Bug và Play Store
Và rồi khi những bài viết về việc bộ cài Fortnite của Epic có lổ hổng bảo mật nổi lên, đâu đâu cũng là tiếng gièm pha về Epic phát ra từ miệng những kẻ thích chỉ trích mọi thứ. Nhưng tiếc là trong thế giới mà bug phần mềm luôn là thứ gần như hiển nhiên thì sự việc này không thể tạo nên những nghi vấn về khả năng của các bên thứ ba trong việc phân phối thành công phần mềm mà không dựa vào Play Store.
Google hoàn toàn bảo mật?
Nhưng điều khiến tôi cảm thấy khó chịu nhất khi nghĩ về biến cố này chính là cái thái độ của nhiều người cho rằng cái khoản phí 30% mà Google lấy của nhà phát triển, đôi khi chính là khoản thuế mà chúng ta phải trả cho hai chữ “bảo mật”; rằng cứ miễn là phân phối từ những kênh ngoài, không có sự giám sát thì đều nguy hiểm; rằng không có cái giá nào là quá cao khi so với sự an tâm.
Liệu Android thì sao?
Tôi chẳng mong đợi rằng mình sẽ thay đổi được niềm tin của những người vốn đã hoàn toàn sai lầm trong cách tiếp cận. Nếu họ tin rằng bám víu vào những phần mềm trên Play Store chính là con đường đúng đắn duy nhất để sử dụng Android, thì đó là cách mà họ chọn, tôi không can dự.
Android và “nguồn không rõ” của ông lớn
Tôi sẽ luôn tôn trọng những nhà phát triển đang không đặt niềm tin vào những giá trị mà dịch vụ phân phối phần mềm Google đang điều hành mang lại, mà quyết định tự đi con đường của mình. Đây chính là thời điểm mà việc phát hành và quảng bá phần mềm di động trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, và tôi cũng chẳng thể và sẽ không bao giờ coi thường những ai khuyến khích người dùng Android ấn đồng ý vào cái ô “nguồn không rõ” đáng sợ ấy.
Có lẽ nếu Google đưa ra con số tỷ lệ thấp hơn, 10% phí cho nội dung Play Store chẳng hạn, thì tôi sẽ không cảm thấy “sôi máu” mà đứng lên phản đối. Nhưng với con số hiện tại thì người dùng và các nhà phát triển đang ném tiền qua cửa sổ để đổi lấy những lời hứa hẹn mơ hồ về trật tự và bảo mật vốn chẳng đáng cái giá mà Google đưa ra.