28 năm từ khi cam kết bảo vệ môi trường, Samsung không ngừng theo đuổi các mục tiêu ‘xanh’, từ chất liệu sản phẩm, bao bì đến loại giấy dùng trong sổ tay nhân viên.
Năm 1992, Samsung có bản Tuyên bố môi trường, cam kết đầu tư hoạt động kinh doanh xanh, thực hiện trách nhiệm môi trường. Với vai trò gã khổng lồ công nghệ, tạo ra hệ sinh thái thiết bị phục vụ mọi mặt đời sống hiện đại, Samsung xác định trách nhiệm bảo vệ môi trường, tạo ra giá trị sống bền vững cho cộng đồng là mục tiêu trọng tâm.
Kể từ đó, gã khổng lồ không ngừng chuẩn hóa quy trình tạo ra sản phảm thân thiện với môi trường theo 3 nguyên tắc: Quy trình thiết kế sinh thái, tạo ra cộng hưởng với người dùng, và cung cấp cho người dùng công cụ để tạo lối sống bền vững.
Ngược dòng để giảm “dấu chân sinh thái”
Để đảm bảo quy trình thiết kế sinh thái, từ rất sớm, các bộ phận của thiết bị có thể tái sử dụng, tăng cường sử dụng thiết bị và bao bì tái chế, tăng khả năng tái chế các thành phần mới để sử dụng trong tương lai.
Năm 1998, Samsung thành lập Trung tâm tái chế và xử lý chất thải điện tử. Năm 2004, hãng công bố quy trình thẩm định nhằm đánh giá hiệu quả năng lượng, hiệu quả sử dụng tài nguyên và tác hại môi trường của một sản phẩm. Đến năm 2015, phòng thí nghiệm Phân tích môi trường ra đời nhằm đảm bảo các chất độc hại không được phép xuất hiện trong bất kỳ phân đoạn sản xuất nào.
Năm 2012, Samsung cắt giảm thành công mức tiêu thụ điện năng dự phòng của các bộ sạc trên thiết bị Galaxy cao cấp xuống còn 20 mW và dần áp dụng trên toàn bộ sản phẩm của hãng.
Những nỗ lực này ngày càng quyết liệt hơn khi năm 2016, Samsung là hãng duy nhất lội ngược dòng, sản xuất chiếc TV không chứa cadmium – một kim loại gây độc hại cho con người và môi trường. Lúc bấy giờ, cadmium là chất phổ biết trong các TV CRT, tiềm ẩn nguy hiểm cho người dùng lẫn môi trường. Nỗ lực này đã đưa gã khổng lồ bước sang ngã rẽ quan trọng, tiến hành nghiên cứu và sản xuất TV QLED, tạo nên thị trường TV “lưỡng cực” như hiện nay.
Cam kết của Samsung đối với thiết kế xanh ở từng giai đoạn sản phẩm đã chứng kiến cách công ty giảm thiểu những “dấu chân sinh thái” ở một số đổi mới lớn nhất của hãng.
Năm 2020, Samsung ký bản hợp tác 2 năm với thương hiệu dệt may cao cấp của Đan Mạch Kvadrat để nghiên cứu và sản xuất các vật liệu, phụ kiện sử dụng sợi tái chế. Sự hợp tác này đã tạo ra chiếc cover phiên bản đặc biệt cho flagship Galaxy S20+, đảm bảo tính thẩm mỹ lẫn tiêu chuẩn phát triển bền vững của gã khổng lồ.
“Thiết kế tương lai” và triết lý phát triển bền vững của Samsung
Triết lý phát triển bền vững, theo đuổi giá trị sinh thái thể hiện xuyên suốt từng chi tiết sản phẩm, bao bì, cách chọn vật liệu của gã khổng lồ này. “Một số thiết bị của Samsung có lớp sơn mờ thay cho vỏ bóng bẩy, chính là thể hiện nỗ lực giảm thiểu những vật liệu có hại cho môi trường. Hàng loạt bao bì được sử dụng cho TV, tủ lạnh, máy giặt đều sử dụng vật liệu tái chế và nhựa sinh học không có nguồn gốc nhiên liệu hóa thạch”, The Verge đưa tin.
Trong thống kê vào cuối năm 2016, khoảng 86% các sản phẩm của Samsung đạt được xếp hạng về Sản phẩm sinh thái Tốt (Good Eco-Product) hoặc cao hơn. Không dừng lại ở đó, hãng sửa đổi công thức đánh giá hợp nhất tiêu chí sinh thái với các cơ quan kiểm định, nhằm tiến đến mục tiêu các sản phẩm của Samsung đều phản ánh tiêu chuẩn sinh thái cao nhất.
Bên cạnh các tiêu chuẩn khắt khe trong nghiên cứu sản xuất, Samsung truyền cảm hứng kiến tạo lối sống bền vững cho người dùng. Một cách khéo léo, hãng sử dụng chính bao bì sản phẩm để truyền thông điệp về phong cách sống khác biệt cho người dùng hiện đại.
Đầu năm 2020, người dùng mua TV QLED dòng Lifestyle như The Sero, Serif nhận được sách hướng dẫn DIY để biến vỏ hộp thành món đồ gia dụng như ngôi nhà cho mèo, kệ sách, hay hộp lưu trữ đồ gia dụng. Cũng trong năm nay, theo The Verge, Samsung tuyên bố chỉ sử dụng các loại giấy được công nhận bởi các cơ quan môi trường để làm sổ tay trong văn phòng của hãng.
“Với bao bì sinh thái này, Samsung tin có thể mang đến cho khách hàng trải nghiệm mới khi xem việc thân thiện với môi trường là cách thể hiện phong cách sống cá nhân”, ông Kangwook Chun người đứng đầu ngành hàng hiển thị hình ảnh của Samsung chia sẻ. Đây là nỗ lực mới nhất trong hành trình gần 30 năm của gã khổng lồ Hàn Quốc trong việc giảm thiểu tác động đến môi trường, đồng thời, truyền cảm hứng cho người dùng chung tay tạo nên những giá trị bền vững của cuộc sống.
Bên cạnh đó, với lợi thế nền tảng IoT SmartThings, hãng phát triển SmartThings Energy cho phép người dùng theo dõi mức tiêu thụ điện tại nhà. Từ đó, người dùng có công cụ cần thiết để thực hiện những thay đổi trong lối sống của từng cá thể.
Việc theo đuổi các giải pháp môi trường đòi hỏi doanh nghiệp phải xem mục tiêu kiến tạo doanh nghiệp xanh là sứ mệnh, đồng thời là triết lý kinh doanh cốt lõi. Trong suốt hành trình phát triển sản phẩm, Samsung theo đuổi sự tinh tế, tính thời trang trong các thiết kế sản phẩm nhằm mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Tuy nhiên, tính vượt trội trong các thiết kế của hãng không dừng lại ở tính thẩm mỹ.
Ngôn ngữ “thiết kế tương lai” mà gã khổng lồ hướng đến còn là sự bền vững, tính sinh thái, thân thiện của từng sản phẩm, được nghiên cứu và phát triển bởi 1.500 nhà thiết kế đang làm việc tại các trụ sở ở Seoul, San Francisco, London, New Delhi, Bắc Kinh, Tokyo và Sao Paulo, nhằm giải quyết các thách thức môi trường, đồng thời, thể hiện trách nhiệm xã hội của hãng.
Hành trình thiết kế vì môi trường của Samsung được các tổ chức quốc tế công nhận, vinh danh: Cơ quan Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA) tôn vinh Samsung vì các thiết kế có trách nhiệm và tiết kiệm năng lượng, giải thưởng Sáng tạo CES 2020 cho khái niệm bao bì sinh thái trong việc thúc đẩy sử dụng tài nguyên hiệu quả…
Mới đây, Samsung thắng 48 hạng mục tại Giải thưởng Quốc tế về thiết kế xuất sắc (IDEA) 2020 gồm một giải vàng, bốn giải bạc, bốn giải đồng và một giải “best-in-show” từ những thiết kế phong cách sống bền vững và tính thẩm mỹ cao. Đây là cuộc thi uy tín chú trọng đến tính sáng tạo trong thiết kế, những lợi ích mà sản phẩm mang đến cho người tiêu dùng và xã hội, do Hiệp hội các nhà thiết kế công nghiệp Mỹ chủ trì.