Không chỉ là xu hướng mới trong ngành làm đẹp, mỹ phẩm “Thuần chay” (Vegan), “Không thử nghiệm trên động vật” (Cruelty Free) đang trở thành một phong cách sống, một lựa chọn sống “Xanh” gần gũi với thiên nhiên.
Mỹ phẩm thuần chay là gì?
Về cơ bản, mỹ phẩm thuần chay là loại mỹ phẩm hoàn toàn không chứa bất kỳ dẫn xuất hay thành phần nào liên quan đến động vật như mật ong, sáp ong, mỡ lông cừu, squalene thu được từ dầu gan cá mập, collagen, gelatin, cholesterol… Ngoài ra, mỹ phẩm thuần chay cũng nói “không” với các thành phần có nguồn gốc từ động vật như nhau thai cừu, trứng cá hồi, dịch ốc sên, mật ong, sữa ong chúa… và không thí nghiệm trên động vật.
Các sản phẩm thuần chay đều chứa nhiều thành phần dinh dưỡng từ thiên nhiên, chứa nhiều nước, hỗ trợ quá trình hydrat hóa, làm mềm làn da khô và giảm tiết nhờn cho da dầu, cũng như có tác dụng trị liệu và nuôi dưỡng da. Trong công thức của loại sản phẩm này chứa ít thành phần hơn hẳn mỹ phẩm thông thường, do đó giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ gây kích ứng cho da nhạy cảm, an toàn khi sử dụng.
Nhận biết mỹ phẩm thuần chay như thế nào?
Không phải sản phẩm thuần chay nào cũng ghi đầy đủ, chính xác các thành phần trên bao bì vì các nhãn hàng có thể ghi chung chung là Stearic acid hay squalene. Trong đó, squalene là chất có thể trích xuất từ dầu olive nhưng cũng có thể lấy từ gan cá mập, còn stearic acid có thể lấy từ dừa hoặc từ động vật… Ngoài ra, một số thành phần như palmitic, oleic, palmitoleic, linoleic, myristic… cũng không nhất thiết phải lấy từ thực vật mà cũng có thể có nguồn gốc mỡ động vật.
Bên cạnh đó, mỹ phẩm thuần chay cũng được định nghĩa là mỹ phẩm không thử nghiệm trên động vật, tuy vậy, mỹ phẩm không thử nghiệm trên động vật chưa chắc đã là mỹ phẩm thuần chay. Vậy để nhận biết mỹ phẩm thuần chay một cách chính xác, người dùng cần lưu ý rằng sản phẩm phải được xác nhận bởi tổ chức chứng nhận “vegan”, chẳng hạn như The Vegan Society. Trên bao bì của mỹ phẩm thường có logo “vegan” để dễ dàng phân biệt.
Nhược điểm của mỹ phẩm thuần chay
Khi sử dụng các sản phẩm thuần chay này, hiệu quả đạt được khá chậm. Vì vậy, người dùng cần kiên trì và bỏ nhiều thời gian hơn so với dùng mỹ phẩm thông thường. Tuy nhiên một điều tích cực là bạn có thể dùng sản phẩm thuần chay trong một thời gian dài mà không lo da bị tổn hại, trong khi mỹ phẩm thông thường có chứa các thành phần hóa chất, có nguy cơ dẫn đến dị ứng mỹ phẩm hoặc làm cho da trở nên xấu đi.
Tuy chiết xuất thì những thành phần thiên nhiên, sản phẩm thuần chay vẫn có hạn sử dụng. Tùy vào thành phần của sản phẩm đó mà hạn sử dụng ngắn hay dài khác nhau. Ví dụ, nếu sản phẩm nguyên chất từ dầu thực vật, bột thực vật thì hạn sử dụng lâu hơn vì bản chất của các nguyên liệu này chính là chất bảo quản.
Bên cạnh đó. đa số mỹ phẩm thuần chay sẽ có giá cao hơn mỹ phẩm thông thường tùy vào thương hiệu, nguyên liệu, bao bì… Sự chênh lệch đó xuất hiện từ các điểm khác nhau trong quá trình sản xuất và thành phần nguyên liệu. Tuy vậy, trong cuộc cách mạng xanh ngày nay, các chi phí bỏ ra để đem lại một lối sống thân thiện với môi trường hoàn toàn là một điều xứng đáng.
“Tứ đại mỹ nhân” trong ngành làm đẹp thuần chay
Trong tình hình thế giới đang chú ý hơn đến vấn đề bảo vệ môi trường, “mỹ phẩm thuần chay” trở thành một ngành hàng rất hot, nhưng cũng không hề dễ để theo đuổi. Bạn có thể tham khảo 4 sản phẩm làm đẹp thuần chay đang “làm mưa làm gió” trong thị trường mỹ phẩm Việt Nam sau đây:
Cocoon Việt Nam
Cocoon là sản phẩm thuần chay mang thương hiệu Việt Nam với triết lý “Là những người yêu thiên nhiên và đam mê khám phá các nguồn nguyên liệu đặc hữu của Việt Nam, chúng tôi luôn kiên định với những triết lý trên hành trình tìm vẻ đẹp thật sự của làn da”. Ra đời năm 2014, sản phẩm của Cocoon có chiết xuất từ những thành phần thực vật vô cùng quen thuộc và phổ biến tại Việt Nam như rau má, bí đao, hoa hồng, bưởi, lô hội… và nhanh chóng phổ biến trên thị trường mỹ phẩm Việt.
Một điểm cộng cho các dòng mỹ phẩm thuần chay của Cocoon là bao bì sản phẩm đẹp, bắt mắt và đa dạng. Với việc sử dụng chai nhựa tái sử dụng, Cocoon cũng đang truyền tải thông điệp bảo vệ môi trường đến người dùng. Đồng hành cùng cuộc cách mạng xanh, Cocoon không ngừng có những chiến dịch bảo vệ môi trường cũng như nâng cao nhận thức cho khách hàng về lối sống này. Những chiến dịch phổ biến của Cocoon có thể kể đến như: chương trình đổi vỏ chai lấy sản phẩm miễn phí, chung tay bảo vệ loài gấu,…
Tính đến hiệu tại, mỹ phẩm Cocoon bao gồm 4 dòng chính là sản phẩm chăm sóc tóc, sản phẩm chăm sóc da mặt, sản phẩm chăm sóc cơ thể và sản phẩm chăm sóc môi. Trong đó, các nguyên liệu thiên nhiên đến từ vùng miền Việt Nam là điểm đặc trưng trong từng sản phẩm, trở thành điểm sáng giúp người dùng ấn tượng hơn về thương hiệu này. Bạn có thể tham khảo thêm về thương hiệu mỹ phẩm Cocoon – Chiếc kén nhỏ cho làn da, mái tóc Việt để biết rõ hơn chi tiết nhé!
- Website: https://cocoonvietnam.com/
- Giá tham khảo: Từ 32.000 đồng đến 385.000 đồng.
Sukin
Sukin là thương hiệu mỹ phẩm hữu cơ của Úc ra đời năm 2007 và hiện đang được thị trường rất ưa chuộng. Các dòng mỹ phẩm của Sukin được biết đến với chiết xuất từ thảo mộc, thực vật cùng các loại tinh dầu. Tất cả đều đã được kiểm nghiệm về độ an toàn, hoàn toàn thuần chay và cam kết 100% không thử nghiệm trên động vật.
Cụ thể hơn, các dòng sản phẩm của Sukin không chứa chất tẩy rửa mạnh, không có màu nhân tạo, không có nước hoa tạo mùi hay dẫn xuất động vật (như lanolin, mật ong), dầu khoáng… nên rất lành tính với da. Thành phần trong công thức của Sukin có dưới 1% phenoxyethanol, được sử dụng như chất bảo quản trong sản phẩm để tránh vi khuẩn, nấm mốc xâm nhập làm ảnh hưởng không tốt tới làn da và sức khỏe người sử dụng.
Tính đến hiện tại, Sukin có các dòng sản phẩm gồm tẩy trang – sữa rửa mặt, toner – mặt nạ, tẩy tế bào chết, tinh dầu và serum, kem dưỡng da, kem chống nắng, chăm sóc tóc, chăm sóc cơ thể & mỹ phẩm cho nam. Các sản phẩm của Sukin luôn được đánh giá cao nhờ độ dịu nhẹ, lành tính và an toàn với làn da người sử dụng.
- Website: https://sukinvietnam.com/
- Giá tham khảo: Từ 49.000 đồng đến 350.000 đồng
Melixir
Là thương hiệu mỹ phẩm thuần chay đến từ Hàn Quốc, các sản phẩm của Melixir luôn cam kết thân thiện với làn da nhạy cảm, được chứng nhận chiết xuất thực vật 100%, sạch, bền vững, cũng như không gây dị ứng cho người tiêu dùng.
Melixir là thương hiệu đầu tiên về sản phẩm chăm sóc da thuần chay của Hàn Quốc và nhận được rất nhiều lời khen từ người dùng. Các chất bảo quản sản phẩm trong Melixir cũng được chiết xuất từ thực vật hữu cơ nên an toàn cho da. Mỹ phẩm Melixir thích hợp cho tình trạng da nổi mụn đỏ, nhiều bã nhờn hoặc da khô.
Melixir có nhiều dòng sản phẩm từ son dưỡng môi, kem dưỡng tay, sữa rửa mặt, nước hoa hồng,… Bao bì sản phẩm của hãng rất đặc trưng vì sử dụng các tone màu gỗ, nhu, thiết kế tối giản nhưng độc đáo và vô cùng bắt mắt.
- Website: https://us.melixirskincare.com/
- Giá tham khảo: Từ 280.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
The Body Shop
The Body Shop là thương hiệu mỹ phẩm thiên nhiên của nước Anh, ra đời năm 1976. Với lịch sử hình thành lâu đời của mình, The Body Shop có hơn 3.200 cửa hàng nhượng quyền thương mại ở 66 quốc gia trên toàn thế giới. Thương hiệu này được nhiều chị em phụ nữ biến đến từ lâu ở Việt Nam.
Các sản phẩm của The Body Shop có thành phần chiết xuất từ thiên nhiên nhưng không thuần chay 100%. Trong một số sản phẩm, thành phần vẫn có mật ong hoặc sáp ong. Tuy vậy, hãng đã có riêng gian hàng mỹ phẩm thuần chay tại website và tại các cửa hàng để người tiêu dùng có thể tiện lợi và yên tâm hơn trong việc lựa chọn.
Một số sản phẩm thuần chay của hãng gồm sữa rửa mặt Tea Tree SKin Clearing Foaming Cleanser, nước cân bằng cho da mụn Tea Tree Skin Clearing Toner, nước cân bằng dưỡng ẩm Vitamin E Hydrating Toner, tinh dầu tràm trà cho da mụn Tea Tree Oil, mặt nạ The Body Shop Tea Tree Skin Clearing Clay Mask…
- Website: https://www.thebodyshop.com.vn/
- Giá tham khảo: Từ 100.000 đồng đến 1.600.000 đồng.
Trên đây là Top 4 những thương hiệu mỹ phẩm thuần chay phổ biến và nổi tiếng nhất trong thị trường làm đẹp Việt Nam. Để biết thêm về những thương hiệu này, cũng như tìm xem thật nhiều bí kíp cho một cuộc sống an lành hơn, hãy ghé qua Sống xanh – đẹp bền vững để đọc những bài viết khác của PMR Reviews nhé!