Việc không tiếp cận được nguồn cung linh kiện, đặc biệt là chip, khiến Huawei lực bất tòng tâm ở mảng smartphone.
Chưa đầy một năm trước, Huawei trở thành nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới. Dù vậy, thế đang lên của ông lớn smartphone đã bị chặn đứng bởi lệnh cấm vận từ phía Mỹ. Thậm chí, Huawei đã phải bán thương hiệu smartphone giá thấp Honor để duy trì sự tồn tại.
Mới đây, Reuters cho biết Huawei đang cân nhắc tiếp tục bán series điện thoại cao cấp Huawei P và Huawei Mate cho một liên doanh được giới chức Thượng Hải đầu tư. Cụ thể, hai nguồn tin thân cận với vấn đề nói rằng đàm phán giữa các bên đã được thực hiện trong vài tháng trở lại đây. Dù vậy, quyết định cuối cùng chưa được đưa ra. Theo đó, Huawei vẫn đang hi vọng tìm kiếm được các đối tác cung ứng linh kiện trong nước để tiếp tục sản xuất.
Huawei Mate và Huawei P là những nhân tố rất quan trọng trong hệ sinh thái của Huawei. Trong vào 12 tháng từ Q3 năm 2019 đến Q3 năm 2020, hai dòng điện thoại này đã mang về cho Huawei 39.7 tỉ USD. Nếu tính riêng trong quý 3 năm 2020, doanh số của chúng chiếm 40% tổng doanh số của Huawei.
Vướng mắc lớn nhất của Huawei hiện tại là nguồn cung linh kiện. Giữa tháng 9 năm ngoái, Huawei bị “cắt” quan hệ kinh doanh với đối tác sản xuất chip TSMC. Theo nguồn tin nội bộ, Huawei không tin rằng chính quyền của ông Biden sẽ nới lỏng các lệnh hạn chế. Vì thê,s tình thế sẽ không xoay chuyển nếu công ty cố gắng nắm giữa các Mate và P.
Trước đó, việc bán thương hiệu Honor đã giúp Honor có thể tiếp cận được nguồn chip từ MediaTek, Qualcomm, Intel và AMD. Thực tế, Honor vừa ra mắt điện thoại đầu tiên thời kì “hậu Huawei” với con chip Dimensity 1000 .
Niềm hi vọng của Huawei lúc này được đặt vào SMIC, công ty sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc. Trước đó, con chip HiSilicon của Huawei đã được SMIC thực hiện thành công trên cấu trúc 14 nm. Dù vậy, hồi tháng 12, SMIC cũng bị Mỹ bổ sung vào danh sách hạn chế. Một người pháp ngôn của Huawei từ chối đưa ra bình luận về các thông tin nói trên.