Ngành công nghiệp điện ảnh đang chứng kiến những bước tiến gắn liền với công nghệ làm phim 8K, nhằm mục đích gia tăng trải nghiệm cho người dùng.
Từ năm 2019, ngành công nghiệp điện ảnh ghi nhận hàng loạt phim mới được thực hiện theo công nghệ 8K như phần 2 của series truyền hình tâm lý xã hội Homecoming của nền tảng Amazon Prime, series phim ca nhạc The Eddy của Netflix mới ra mắt đầu năm 2020.
Điện ảnh và công nghệ làm phim 8K
Nhìn lại năm 2017, khi Guardians of the Galaxy Vol.2 (Vệ binh dải ngân hà phần 2) ra mắt, ngành điện ảnh thế giới ghi nhận phim bom tấn đầu tiên được thực hiện ở độ phân giải 8K. Chia sẻ với Engadget, đạo diễn hình ảnh của phim Henry Braham cho biết: với máy quay sở hữu độ phân giải 8K, nhóm quay phim có được những thước phim chi tiết nhất, khiến độ sắc nét của phim được đảm bảo trên màn ảnh rộng. Ngoài ra, đoàn phim còn kiểm soát tốt các khung hình yêu cầu lấy toàn cảnh.
Để lý giải cho điều này, cần nắm được sức mạnh của công nghệ hình ảnh 8K. Với kích thước điểm ảnh nhỏ hơn, màn hình 8K cho phép hiển thị hình ảnh chi tiết, sắc nét hơn với 33 triệu điểm ảnh, gấp 4 lần công nghệ 4K và gần hơn với mắt người.
Theo Stephen Westland, giáo sư ngành Khoa học và Công nghệ màu sắc tại Đại học Leeds, phim khoa học viễn tưởng, đặc biệt những phân cảnh chứa các chi tiết phức tạp thường có trải nghiệm về thị giác tốt hơn trên màn hình có độ phân giải cao và dải màu rộng. Ông cũng gợi ý phim bom tấn Thor: Ragnarok sẽ có trải nghiệm tuyệt hảo hơn khi được thưởng thức với màn hình 8K.
Không chỉ điện ảnh, ngành truyền hình cũng từng bước cải tiến công nghệ để đáp ứng nhu cầu trải nghiệm của khán giả. Thế vận hội Mùa hè 2020 mới đây đã được nước chủ nhà Nhật Bản công bố sẽ được ghi và phát hình bằng công nghệ 8K.
Samsung cải tiến để dẫn đầu với TV QLED 8K
Với việc sử dụng chấm lượng tử vô cơ không bị phân hủy theo thời gian, màn hình TV QLED của Samsung được công nhận là bền nhất thị trường bởi Tạp chí Video – Đức.
Khi hiện tượng lưu ảnh vẫn còn là vấn đề thường gặp trên thị trường, Samsung đã không ngừng cải tiến các dòng TV QLED để nâng cao trải nghiệm cho người dùng.
Về vấn đề này, Rtings, chuyên trang đánh giá TV uy tín đã làm thử nghiệm độc lập và đánh giá 10/10 cho TV QLED trên hai hạng mục: không bị lưu ảnh vĩnh viễn, và không bị lưu ảnh tạm thời.
Sức mạnh đến từ bộ xử lý Quantum 8K là yếu tố mang đến sự thay đổi đột phá cho thế hệ TV QLED 8K 2020 so với các đối thủ. Với khả năng tạo ra thuật toán nâng cấp với số lần không giới hạn nhờ kết hợp deep learning (thuật toán học sâu được nâng cấp so với machine learning) với neural network (mạng lưới mô phỏng hệ thần kinh trung ương), bộ xử lý Quantum 8K đã đạt tới cấp độ linh hoạt như não người. Công nghệ tân tiến này cho phép nâng cấp từng điểm ảnh lên chuẩn 8K cùng khả năng giảm nhiễu trên từng điểm ảnh.
Bên cạnh đó, Giáo sư Westland cũng đánh giá cao về công nghệ Quantum HDR mà Samsung trang bị cho TV QLED. Ông cho biết công nghệ này tạo ra màu sắc tươi mới cho hình ảnh hiển thị.
Nhờ công nghệ Quantum HDR 480 blocks, những chi tiết hình ảnh bị mất đi trong những vùng sắc màu quá sáng hay quá tối sẽ được tối ưu tương phản để hiển thị đẹp mắt, mang đến trải nghiệm thị giác trọn vẹn.
Ngoài “kỷ lục” kích thước lớn nhất thế giới và màn hình vô cực đầu tiên, TV QLED của Samsung còn sở hữu chứng nhận an toàn “không có tác hại từ bức xạ đèn LED” bởi phòng nghiên cứu Underwriters Lab Laboratory – Mỹ và chứng nhận an toàn cho mắt bởi hiệp hội Verband Deutscher Elektrotechniker – Đức.
Đây là sự công nhận dành cho gã khổng lổ Hàn Quốc trước nỗ lực bảo vệ người dùng, cũng là những yếu tố giúp TV QLED của Samsung có được lòng tin của người dùng khi được chọn mua hay khi so sánh với đối thủ.