Galaxy S21 là một trong những di động đầu tiên trang bị chuẩn kết nối mới Wi-Fi 6E, giúp tăng tốc độ kết nối, thay đổi trải nghiệm của người dùng.
Bảng thông số của Galaxy S21 có một cụm từ tương đối mới nhưng được kỳ vọng trở thành chuẩn mực làm thay đổi thế giới trong thập kỷ tới: Wi-Fi 6E. Chuẩn kết nối này chỉ mới được liên minh Wi-Fi thông qua từ cuối 2020 và Galaxy S21 là một trong những thiết bị đầu tiên trang bị.
Wi-Fi 6E – chuẩn kết nối mới của thị trường di động
Được định nghĩa ban đầu là Wi-Fi 6, chuẩn kết nối Wi-Fi hoàn toàn mới này bắt đầu xuất hiện trên thị trường từ 2019. Sau đó vào tháng 4/2020, Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) thống nhất mở ra một dải phổ hoàn toàn mới để các thiết bị thế hệ mới khai thác. Liên minh Wi-Fi đặt tên dải phổ đó và các thiết bị có thể tận dụng dải phổ này với cái tên Wi-Fi 6E.
Nói cách khác, Wi-Fi 6E là một thuật ngữ để định danh các thiết bị Wi-Fi 6 trang bị chip và tần số cần thiết để khai thác dải phổ mới do FCC mở ra. Dải phổ này nằm ở băng tần 6 GHz, trong khi các dải tần Wi-Fi cũ dùng băng tần 2,4 và 5 GHz.
Để dễ hình dung về băng tần mới của Wi-Fi 6E, thử tưởng tượng bạn có một quả bóng đựng đầy nước – là đại diện cho toàn bộ dải tần số vô tuyến. Bạn dùng một cây kim, chọc một lỗ. Khi đó, tia nước sẽ bắn ra với phạm vi nhỏ giọt. Sau đó, bạn dùng một thứ gì đó lớn hơn để đục một lỗ khác, nước sẽ chảy ra nhiều hơn, phạm vi xa hơn.
Bạn có thể tưởng tượng 2 cái lỗ đó chính là băng tần 2,4 và 5 GHz. Giống như cái lỗ do cây kim chọc thủng quả bóng, nó chỉ có thể truyền một lượng dữ liệu nhất định, ở khoảng cách nhất định.
Với băng tần 6 GHz của Wi-Fi 6E, bạn vừa đục một lỗ lớn trên quả bóng, khiến nước chảy ra ồ ạt. Do đó, việc truyền dữ liệu sẽ hiệu quả. Perry Correll của Extreme Network cho biết với Wi-Fi 6E, người dùng có thể ngồi trong một sân vận động với 70.000 người và stream sự kiện cho bạn bè hoặc sử dụng các ứng dụng khác một cách bình thường. Đây là điều không thể làm được với chuẩn Wi-Fi cũ.
Sức mạnh kết nối mới mà các hãng công nghệ đang theo đuổi
“Game AR/VR là một mảng khác có thể tận dụng tốc độ của Wi-Fi 6E”, Correll nói. “Nhiều người không nhận ra các thiết bị VR cao cấp đều phải yêu cầu kết nối với cáp quang. Với Wi-Fi 6E, bạn không chỉ có nhiều băng tần hơn mà băng tần còn ‘sạch’ hơn – đồng nghĩa bạn có thể cung cấp một lượng dữ liệu rất lớn mà không cần thông qua dây cáp”.
Những thiết bị di động ngày nay không chỉ phục vụ việc nghe gọi, lướt web, mà còn cần đáp ứng nhu cầu phát nội dung trực tiếp (streaming), AR hay VR, đây rõ ràng là những yêu cầu “cao cấp” cho các chuẩn kết nối mới. Trên thực tế, đó cũng là những gì người dùng cần ở những mẫu di động cao cấp, vốn luôn hướng tới nhu cầu sử dụng cho tương lai.
Với tốc độ đột phá, Wi-Fi 6E được kỳ vọng tạo ra những nhu cầu mới cho người dùng bên cạnh việc kết nối Internet cho loạt thiết bị cầm tay. Từ các thiết bị gia dụng, phương tiện giao thông, Wi-Fi 6E chính là cánh cửa để các thiết bị IoT hòa nhập vào cuộc sống con người. Theo Cnet, việc ngành công nghiệp di động chuyển qua sử dụng chuẩn Wi-Fi 6E có thể mang về doanh thu 180 tỷ USD tại Mỹ trong vòng 5 năm tới.
Nắm bắt được xu hướng này nhưng các hãng cũng cần thời gian để đưa Wi-Fi 6E thương mại hóa. Trước đó vào năm 2020, các chuyên gia dự đoán nhanh nhất cũng phải cuối 2020, đầu năm nay những thiết bị đầu tiên trang bị chuẩn Wi-Fi 6E mới xuất hiện trên thị trường.
Do đó, việc Galaxy S21 ra mắt với chuẩn kết nối Wi-Fi 6E thực sự như một món quà, với vai trò khai phá thị trường mới mẻ này.
Galaxy S21 series sở hữu chuẩn kết nối tiên tiến nhất thế giới
Với cương vị là nhà sản xuất smartphone hàng đầu, Samsung tiên phong đưa công nghệ mới mẻ này lên những chiếc smartphone flagship ra mắt đầu năm nay.
Nó không đơn thuần là một lời khẳng định về việc dòng Galaxy S của hãng luôn được trang bị những công nghệ mới nhất, tiên tiến nhất. Đây còn là cách làm táo bạo của Samsung, với mong muốn nhanh chóng đưa những chuẩn mực mới của thế giới công nghệ vào thị trường. Cũng chính tư duy này đã thôi thúc Samsung đưa những công nghệ như smartphone màn hình gập, camera Space Zoom lên các sản phẩm cao cấp, mang đến cho người dùng những trải nghiệm hoàn toàn mới khi sử dụng di động.
Tuy nhiên, đừng vì thế mà xem những công nghệ này là công nghệ dạng “thử nghiệm”. Nếu từng trải nghiệm các sản phẩm như Galaxy Fold, bạn sẽ thấy những công nghệ mới Samsung đưa vào đều thay đổi hoàn toàn trải nghiệm của người dùng. Cách họ đưa ra các giải pháp, công nghệ thực sự khiến người dùng thực sự hứng khởi và đầy phấn khích khi trải nghiệm.
Chỉ trong thời gian ngắn tới, khi các bộ router Wi-Fi 6E phổ cập trên thị trường, những người dùng Galaxy S21 series sẽ được trải nghiệm kết nối tốc độ siêu cao, các thao tác kết nối Internet, chơi game, streaming sẽ được nâng cấp toàn diện.
Ngoài ra, cũng cần biết rằng dòng Galaxy S thế hệ mới của Samsung cũng được trang bị chuẩn kết nối 5G. Điều này đồng nghĩa, bất kể sử dụng Wi-Fi hay mạng di động, Galaxy S21 series đều kết nối người dùng với tốc độ cao nhất. Nói cách khác, Galaxy S21 series chính là những chiếc smartphone của kết nối, của tốc độ. Sẽ không bất ngờ khi trong nửa cuối năm nay hoặc 2022, hàng loạt các smartphone cao cấp khác cũng sẽ trang bị chuẩn kết nối này, sau khi nhận ra hiệu ứng mà Galaxy S21 series mang lại cho người dùng.
Chiếc smartphone tốt nhất thị trường
Không chỉ sở hữu chuẩn kết nối tiên tiến bậc nhất thị trường, Galaxy S21 series còn được đánh giá là smartphone toàn diện nhất hiện nay. Sản phẩm này được trang bị con chip xử lý Exynos 2100 hoàn toàn mới dựa trên tiến trình 5 nm với tốc độ xử lý cao nhất đạt 2,9 GHz.
Con chip này giúp máy đạt hiệu năng đa nhân cao hơn 30% so với thế hệ trước trong khi hiệu năng GPU cũng tốt hơn 40%. Một điểm đáng chú ý nữa là bộ xử lý NPU (bộ xử lý thần kinh Neural Processing Unit) trên Exynos 2100 có thể thực hiện 26.000 tỷ phép tính mỗi giây, gấp 2 lần sức mạnh của thế hệ trước. Do đó, khả năng hỗ trợ các tính năng về AI của máy được xem là tốt nhất thị trường hiện nay.
Chip Exynos 2100 cũng hỗ trợ quay video 4K ở tốc độ 120 khung hình/giây, giải mã video 8K ở 60 khung hình/giây. Nó được tích hợp bộ xử lý tín hiệu hình ảnh (ISP) riêng, hỗ trợ độ phân giải máy ảnh lên đến 200 MP, có thể kết nối tối đa 6 cảm biến và xử lý đồng thời 4 cảm biến hình ảnh.
Đây cũng là tiền đề giúp hãng đưa ra những tính năng nổi bật nhất trên camera của Galaxy S21 – được các chuyên gia công nghệ thế giới đánh giá cao. Ngoài những thông số đủ sức làm hài lòng bất cứ khách hàng khó tính nào như camera chính 108 MP, hỗ trợ Space Zoom 100x, chụp góc siêu rộng, telephoto hay night mode, các chuyên gia công nghệ cũng tỏ ra hài lòng với tính năng Single Take và Director’s View.
Cụ thể, Single Take giờ đây không chỉ cho phép người dùng chọn được bức ảnh với khoảnh khắc ưng ý nhất mà còn lưu lại cả đoạn video slowmotion cho các khoảnh khắc đó. Trong khi đó, Director’s View được xem là món quà dành cho những người thích làm Vlog khi cho phép quay video cả camera trước và sau đồng thời. Người dùng có thể chọn và đổi góc của ống kính camera sau ngay trên màn hình live view, nhằm tạo ra nhiều góc nhìn hấp dẫn hơn cho người quay video.